GPU là gì?
GPU là từ viết tắt của cụm từ Graphics Processing Unit, có nghĩa là bộ xử lý các tác vụ có liên quan tới đồ họa. GPU liên kết mật thiết với vi xử lý trung tâm CPU, tuy nhiên, cơ chế hoạt động của GPU hoàn toàn khác biệt.
Với nhu cầu xử lý đồ họa của các Game và Ứng Dụng phần mềm hiện nay thì trách nhiệm này là quá lớn với CPU. Vì vậy, để giảm tải trên CPU, GPU được giới thiệu. Như vậy GPU đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Với sự trợ giúp đắc lực của GPU, thì chúng ta đã có thể chơi trò chơi một cách dễ dàng và cũng làm hết tất cả các công trình đồ họa ở trong máy tính. GPU được sử dụng trong cả các Máy tính và Điện thoại di động. vậy GPU là gì GPU có nghĩa là Đơn vị xử lý đồ họa. (Tất cả hình ảnh trên màn hình máy tính và di động được gọi là đồ họa).
Chức năng chính của GPU
GPU ra đời với nhiệm vụ bổ trợ và giảm tải công việc cho CPU, CPU vẫn tiếp tục điều khiển hệ thống hoạt động theo GPU và dành các xung của mình cho các nhiệm vụ khác trong hệ thống. Một số chức năng chính của GPU hiện nay là
- Nâng cao và đảm bảo quá trình xử lý hình ảnh và video chuyên nghiệp trên Adobe Premiere, Camtasia, After Effects…
- Hơn thế nữa GPU còn hỗ trợ các game thủ vận hành mượt mà những tựa game 3D hoặc những phần mềm kiến trúc như 3Dsmax , Vray, Corona…
- Tương lai và trí thông minh nhân tạo và những lý do mà GPU hiện tại bây giờ được phổ cập rộng rãi đó chính là đó chính là tính toán y khoa, điện tử, mô hình tài chính, nghiên cứu khoa học hiện đại và những lĩnh vực liên quan tới thăm dò dầu khí… Trong đó trí thông minh nhân tạo là những sản phẩm được mong chờ nhất và hướng đến tương lại những robot làm những công việc nặng nhọc thay cho con người.
Sự khác nhau giữa GPU và CPU là gì?
Với những người mới sử dụng các thiết bị điện tử hoặc chuẩn bị học đồ họa vẫn chưa hiểu chính xác GPU và CPU có điểm gì khác nhau. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ và phân biệt chính xác GPU và CPU trong thực tế như thế nào?
CPU là tên viết tắt của (Central Processing Unit) nhiều người ví như cơ quan đầu não đóng vai trò phân tích và xử lý dữ liệu được truyền tải tới máy tính thông qua định dạng các tệp lệnh.
Còn với GPU Graphics Processing Unit chỉ đảm nhiệm vai trò xử lý các khối dữ liệu hình ảnh, đồ họa và video. Với sự phát triển của công nghệ thì GPU đang dần trở nên dễ lập trình, cung cấp nhiều tiềm năng cho việc tăng tốc xử lí cho nhiều chương trình với nhiều mục đích khác nhau, hơn cả chip xử lý thông thường. Hai thương hiệu chuyên sản xuất GPU nổi tiếng nhất trên thị trường hiện nay là Nvidia và AMD/ATI
Điểm khác biệt thứ hai đó chính là khả năng xử lý dữ liệu của GPU và CPU này hoàn toàn khác nhau. GPU thì được thiết kế riêng chỉ để tính toán, khoảng 80% Transistors của GPU được sử dụng để tính toán dữ liệu chứ không thể nhận và điều khiển luồng thông tin như CPU. Vậy có thể kết luận rằng GPU chỉ là một bộ phận hỗ trợ CPU và hoàn toàn không thể thay thế CPU.
GPU và Card đồ họa (VGA) khác nhau như thế nào?
Card đồ họa hay được gọi là card VGA có nhiệm vụ xử lý hình ảnh trong máy tính như màu sắc, độ phân giải, độ tương phản, chất lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình,… thông qua kết nối với màn hình để hiển thị hình ảnh, từ đó giúp người dùng có thể thao tác, giao tiếp trên máy tính.
Card VGA có hai loại chính là Card onboard và Card rời. Trong card VGA rời có trang bị bộ xử lý GPU (Graphic Processing Unit) có nhiệm vụ xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến hình ảnh cho việc máy tính hoạt động mạnh mẽ hơn.
Chip máy tính xử lý đồ họa
Chip xử lý đồ họa của máy tính chính là một trong những thành phần rất quan trọng không thể thiếu, đến thời điểm hiện nay thì đa số các laptop phổ thông đều có sử dụng bộ xử lý đồ họa đã tích hợp sẵn trong máy .Với các nhu cầu cơ bản ví như xem video; lướt web; chơi game; thậm chí là một số game Moba; Liên minh huyền thoại, thì chip xử lý đồ họa intel vẫn có thể đáp ứng tốt dựa vào đời chip và cấu hình của game do người chơi cài đặt. Tuy nhiên, đối với tât cả những người cần có một chiếc laptop phục vụ nhu cầu công việc có liên quan đến đồ họa, như là render, hoặc dựng phim, hay chơi game đồ họa cao thì là nên chọn một chiếc laptop chuyên dung cho chơi game cũng như xử lý đồ họa.
Trước đây máy tính cũng có chip xử lý đồ họa. Chíp xử lý đồ họa được hiểu nôm na là một bộ phận, hay một hệ thống hoặc đơn giản hơn là một con chip được tích hợp vào Main giúp cho laptop có thể hoạt động đối với những tác vụ liên quan đến việc xử lý đồ họa một cách rất dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra chip xử lý đồ họa máy tính này còn được tích hợp rời, có một loại chíp khác được tích hợp chung với CPU nhằm giúp cho tiết kiệm điện năng tiêu thụ và sử dụng chúng như để xử lý các tác vụ nhẹ. Trong trường hợp có yêu cầu xử lý các tác vụ nặng hơn từ người dùng thì CPU sẽ điều khiển từ bộ xử lý đồ họa tích hợp chuyển sang chip xử lý đồ họa máy tính rời.
Chip đồ họa tích hợp Intel HD Graphics
Tất cả mọi Laptop đều có vi xử lý đồ hoạ (GPU) tích hợp trong bộ vi xử lý của máy tính. Hiện nay, đa phần Laptop hoặc máy tính sử dụng vi xử lý Intel được tích hợp sẵn GPU Iris Graphics Intel HD Graphics .
Nếu muốn chơi game cao cấp hoặc là thực hiện những việc xử lý đồ hoạ 3D, thì bạn cần Laptop có các chip đồ hoạ rời có cấu hình mạnh từ Nvidia hay AMD để thay thế GPU Intel khi đó đã mở ra những ứng dụng nặng đồ hoạ. Tuy vậy, hầu hết người dùng phổ thông đều có thể có hiệu năng đủ dùng từ các chip đồ hoạ của Intel.
Tuỳ thuộc vào chip Intel HD hay Iris Graphics và CPU đi kèm, bạn có thể chạy một số game yêu thích của mình không cần đến chip đồ hoạ rời. Hơn thế, chip đồ hoạ tích hợp có xu hướng hoạt động mát và tiêu hao điện năng ít hơn.
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về chip đồ hoạ Intel bạn nên biết
Chip đồ hoạ tích hợp là gì?
Khái niệm chip đồ hoạ tích hợp nghĩa là GPU đó được nhúng vào vi xử lý và chia sẻ bộ nhớ hệ thống của máy tính. Điều đó nghĩa là ở bất kỳ thời điểm nào, GPU có thể truy cập khoảng 1-5% bộ nhớ tuỳ thuộc vào các tác vụ khác nhau.
Lợi ích chính mà GPU tích hợp mang lại là chi phí rẻ hơn nhiều so với những Laptop sử dụng GPU rời. Việc kết hợp GPU vào vi xử lý còn giúp Laptop sinh nhiệt ít hơn và sử dụng điện tiết kiệm hơn, qua đó kéo dài thời lượng pin. Để cải thiện thời lượng pin, hầu hết Laptop sử dụng GPU rời phải chuyển sang GPU tích hợp khi không thực hiện các tác vụ nặng.
Điểm khác biệt giữa đồ hoạ Intel HD Graphics và Iris Plus?
Intel HD Graphics là phiên bản chip đồ hoạ tích hợp phổ biến nhất. Hầu hết Laptop bây giờ được tích hợp GPU HD Graphics, thậm chí cả những Laptop có chip đồ hoạ rời. HD Graphics được tích hợp không phải để xử lý các tác vụ như AutoCAD hay chơi các tựa game Doom, For Honor hay Rise of the Tomb Raider. Tuy vậy, chúng có thể xử lý tốt nội dung video và chơi các game phổ thông.
Trong khi đó, GPU Iris, được quảng bá với tên Iris Plus (thế hệ hiện tại), Iris Pro hoặc chỉ đơn giản là Iris (thế hệ cũ), hứa hẹn có hiệu năng nhanh hơn so với HD Graphics. Với Iris, có thể chơi một game đồ hoạ tương đối. Tuy nhiên, các GPU này vẫn không nhanh hơn các chip đồ hoạ rời phổ thông. Không như GPU HD Graphics, Iris có một lượng bộ nhớ nhỏ riêng để cải thiện tốc độ xử lý.
Các GPU tích hợp của Intel có bao nhiêu VRAM (video RAM)?
Đồ hoạ tích hợp không có bộ nhớ. Thay vào đó, chúng lấy bộ nhớ từ hệ thống máy tính giống như vi xử lý. Chẳng hạn, nếu Laptop của bạn có 8GB RAM thì chip Intel HD Graphics sẽ lấy một ít bộ nhớ trong số 8GB RANM đó, thường chỉ khoảng 64 hoặc 128MB để làm bộ nhớ riêng cho GPU. Tuy nhiên, chip đồ hoạ Iris của Intel có một lượng eDRAM nhỏ, khoảng 64 hoặc 128MB để tăng tốc độ xử lý.
Trình điều khiển của GPU tích hợp hoạt động so hành với hệ điều hành để đảm bảo bộ nhớ được phân bổ ở mức tối ưu cho cả GPU và CPU. Giới hạn thực tế tuỳ thuộc vào hệ điều hành và cấu hình máy tính.