• Trang chủ
  • All
  • Tìm Hiểu Ưu Và Nhược Điểm Của Ổ Cứng SSD So Với HDD
96 lượt xem

Tìm Hiểu Ưu Và Nhược Điểm Của Ổ Cứng SSD So Với HDD

Tổng Quan Về Ổ Cứng SSD Và HDD

Trước khi tìm hiểu về ưu và nhược điểm của ổ cứng SSD so với HDD thì chúng ta phải có kiến thức tổng quan về hai loại ổ cứng này. Đầu tiên là về khái niệm ổ cứng chúng ta có thể hiểu nôm na rằng đây là phần cực kỳ quan trọng đối với máy tính. Tất cả mọi thông tin, dữ liệu đều sẽ được lưu trữ trong ổ cứng. Nếu có xảy ra hỏng hóc hay gặp bất kỳ vấn đề nào bạn sẽ rất khó để lấy lại dữ liệu đã mất.

Ưu Và Nhược Điểm Của Ổ Cứng SSD So Với HDD

Ổ cứng HDD

HDD là viết tắt của cụm từ Hard Disk Drive. Đây là dạng ổ cứng truyền thống, cấu tạo từ một đĩa tròn bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm có phủ một lớp vật liệu từ tính. Nguyên tắc hoạt động của loại ổ cứng HDD như sau: động cơ quay ổ đĩa để đọc/ ghi dữ liệu, bo mạch điện tự sẽ điều khiến đầu đọc/ghi dữ liệu vào đúng vị trí trên ổ đĩa đang quay để tiến hành giải mã các thông tin.

Tốc độ quay của ổ đĩa sẽ ảnh hưởng đến quá trình sao chép dữ liệu cũng như các thao tác trên máy tính. Ngoài ra chất liệu của linh kiện trong ổ cứng càng tốt thì dữ liệu trên máy tính của bạn càng an toàn. Hiện nay trên thị trường, ổ cứng HDD có 2 tốc độ quay là: 5400 RPM (vòng/phút) và 7200 RPM (vòng/phút).

Ưu Và Nhược Điểm Của Ổ Cứng SSD So Với HD

Xem thêm: Mua Ổ Cứng HDD Chính Hãng, Giá Rẻ, Bảo Hành lên tới 5 năm

Ổ cứng SSD

SSD (Solid State Drive) hay còn gọi là ổ cứng bán dẫn, ổ cứng điện tử. Đây là loại ổ cứng sử dụng các chip nhớ Flash để lưu trữ dữ liệu. Các chip flash này sẽ được gắn cố định trên các bo mạch chủ hệ thống của máy tính. Nguyên tắc hoạt động tương tự như các loại thẻ nhớ hay USB. Tuy đều sử dụng chip nhưng các chip nhớ trong ổ cứng SSD thường nhanh và độ tin cậy cao hơn nhiều so với chip nhớ của USB.

Chính vì vậy mức giá phục hồi của ổ cứng SSD cao hơn rất nhiều so với ổ đĩa USB có chức năng tương tự. Tốc độ xử lý dữ liệu của ổ cứng SSD có thể lên đến 32 Gbps. Không chỉ nhanh hơn về tốc độ mà ổ cứng SSD có có mức độ an toàn cao, kích thước và điện năng tiêu thụ cũng rất nhỏ. Chính vì vậy ổ cứng SSD trở thành đối thủ đáng gờm của ổ đĩa truyền thống.

Ưu Và Nhược Điểm Của Ổ Cứng SSD So Với HD

Ưu Và Nhược Điểm Của Ổ Cứng SSD So Với HDD

Ưu điểm

Về tốc độ: Hoạt động dựa trên chip Flash nên ổ cứng SSD không có các thao tác về mặt cơ học nên hiệu suất tăng nên rất nhiều. Đây cũng chính là điểm vượt trội của SSD so với HDD.

Khả năng truy xuất dữ liệu nhanh hơn, hiệu quả hơn, dữ liệu lưu trữ liên tiếp và không xảy ra hiện tượng phân mảnh ổ cứng.

Ổ cứng HDD hoạt động theo cơ học, chưa nhiều vật thể rắn nên khi xảy ra va chạm mạnh sẽ bị hư hại và rất khó khôi phục dữ liệu. Nhưng ổ cứng SSD thì hạn chế được vấn đề này nên dữ liệu có tuổi thọ lâu hơn.

Phụ thuộc vào cơ học nhiều nên ổ cứng HDD có kích thước khá lớn. Khi hoạt động tạo ra tiếng ồn. Nhưng ổ cứng SSD được cấu tạo từ chip nhớ và bảng mạch nên kích thước rất nhỏ và hoàn toàn không gây tiếng ồn.

Nhược điểm

Tuy có nhiều ưu điểm hơn so với ổ cứng HDD nhưng nhược điểm lớn nhất của SSD có lẽ là mức giá quá cao. Hiện nay ổ cứng SSD dung lượng 128GB có mức giá rơi vào tầm từ 1,2 triệu đến 2 triệu đồng. Nối dễ hiểu thì khi bạn sử dụng, lưu trữ 1GB dữ liệu bạn phải trả khoảng tiền từ 10.000 đến 20.000 đồng. Đây sẽ là mức chi phí quá lớn khi so sánh với HDD vì 1GB của ổ cứng này chỉ tầm 2.000 đồng.

Một nhược điểm không kém phần quan trọng để quyết định xem nên dùng loại ổ cứng nào chính là dung lượng. Cho đến bây giờ ổ cứng SSD chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ với dung lượng là 128 GB hoặc 256 GB. Với dung lượng như vậy chỉ đáp ứng nhu cầu của người dùng phổ thông. Nếu bạn muốn có một ổ cứng SSD dung lượng lớn hơn (trên 512GB đến 1TB) thì mức chi phí bỏ ra sẽ cực lớn.

Nên Lựa Chọn SSD Hay HDD?

Sau khi biết ưu và nhược điểm của ổ cứng SSD so với HDD thì bạn lại băn khoăn không biết nên lựa chọn loại nào mới phù hợp. Nếu bạn là một người cần rất nhiều dung lượng để lưu trữ nhưng lại không muốn tốn kém quá nhiều thì hãy chọn ổ cứng HDD. Còn nếu bạn muốn máy tính của mình có hiệu suất nhanh hơn, dữ liệu được bảo mật an toàn hơn, chạy được nhiều phần mềm nặng thì bạn nên chọn SSD.