Nhiệt miệng đem lại cảm giác đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến ăn uống hằng ngày. Vì sao bạn bị nhiệt miệng liên tục và làm thế nào để xử lý?
Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính, có thể dễ dàng nhận ra thông qua một vết loét nhỏ và nông trong miệng. Ban đầu từ các dạng đốm trắng, sau đó to dần và vỡ ra sau một vài ngày, tạo thành vết loét và gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, giao tiếp của người bị. Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn lở miệng thường xuyên và cách xử lý nhé.
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Nhiệt miệng có thể xảy ra do một số nguyên nhân phổ biến như sau:
- Thường xuyên ăn đồ cay, nóng gây bỏng miệng, lở miệng và nảy sinh mụn nhọt trong niêm mạc miệng.
- Chăm sóc răng miệng sai cách như: Sử dụng các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Sodium lauryl sulfate – một chất gây nhiệt miệng và tái phát nhiệt miệng; đánh răng quá mạnh, quá nhanh và sử dụng bàn chải cứng gây tổn thương mô gây nên các vết lở miệng.
- Cơ thể đang thiếu hụt một số vitamin quan trọng như: Vitamin B2, B3, B12, C,…
- Thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể bị nóng trong và dẫn tới mụn nhọt, lở loét tại các mô mềm trong khoang miệng.
- Các bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng,…
Xử lý nhiệt miệng như thế nào?
Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để cải thiện tình trạng cũng như ngăn ngừa tái phát:
- Hạn chế ăn các thức ăn có tính cay, nóng. Nên sử dụng các loại thực phẩm có tính mát, đặc biệt là rau xanh và trái cây tươi.
- Uống nhiều nước, đảm bảo bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng 2 lần/ngày vào sáng – tối để tiêu diệt vi khuẩn.
- Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng quá mức.
- Nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài, bạn nên thăm khám tại bệnh viện, cơ sở y tế để được chuẩn đoán và tiến hành điều trị thích hợp.