Táo bón ở trẻ thường xuất phát từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày. Để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và cách khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ, tham khảo hết bài viết sau nhé.
Táo bón ở trẻ là tình trạng trẻ đi ngoài với tần suất thấp hơn bình thường (< 3 lần/tuần) và mỗi lần đi trẻ đều cảm thấy đau, khó khăn. Táo bón khiến phân tích tụ bên trong đại tràng khiến ruột hấp thụ lại các chất độc chứa trong phân, từ đó gây hại cho trẻ. Vậy vì sao trẻ lại bị táo bón và làm thế nào để khắc phục?
Nguyên nhân khiến trẻ táo bón
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ. Trong đó bao gồm:
- Thói quen nhịn đi vệ sinh khiến phân bị tích tụ ở đại tràng, dần trở nên khô cứng và khó đào thải ra bên ngoài.
- Bố mẹ tập đi vệ sinh cho trẻ quá sớm khiến trẻ cảm thấy khó chịu, phớt lờ cảm giác muốn đi vệ sinh và nhịn đi.
- Trẻ thiếu hụt các chất dinh dưỡng từ trái cây, rau xanh trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày hoặc uống không đủ nước.
- Tác động của các yếu tố bên ngoài như du lịch, thời tiết thay đổi, nóng bức khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa.
- Tác dụng của thuốc gây ảnh hưởng đến các chức năng của ruột.
- Yếu tố di truyền hoặc do trẻ có chung thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng với người thân thường xuyên bị táo bón.
Một số phương pháp điều trị táo bón ở trẻ
Khi trẻ bị táo bón, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cân chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt của trẻ, Đồng thời, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định một số loại thuốc giúp giảm nhẹ các triệu chứng và điều trị táo bón ở trẻ.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể tham khảo một số phương pháp trị táo bón cho trẻ dưới đây:
- Bù nước cho trẻ bằng các loại nước khoáng có ga.
- Bổ sung chất xơ, vitamin và các vi khoáng chất cần thiết cho trẻ bằng các loại trái cây, rau xanh.
- Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ thông qua một số loại thực phẩm như sữa chua, men vi sinh, kẹo dẻo lợi khuẩn,…
- Tránh cho trẻ ăn những món làm từ sữa vì protein có trong sữa có thể gây tác động đến quá trình hấp thu và chuyển động của ruột.
- Cho trẻ vận động thường xuyên để giúp ruột của trẻ được chuyển động, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng táo bón ở trẻ.
- Thiết lập giờ đi vệ sinh đều đặn để trẻ hình thành thói quen đi ngoài.
- Sử dụng các loại thuốc làm mềm phân kê đơn với liều lượng và cách dùng phù hợp với tình trạng táo bón và độ tuổi của trẻ.
- Massage bụng cho trẻ để kích thích nhu động ruột, giúp cải thiện tình trạng táo bón.