• Trang chủ
  • All
  • Vì sao bé không chịu ăn dặm và làm thế nào để khắc phục?
165 lượt xem

Vì sao bé không chịu ăn dặm và làm thế nào để khắc phục?

Bé không chịu ăn dặm là tình trạng khiến nhiều bố mẹ đau đầu, lo lắng. Vậy nguyên nhân vì sao và làm thế nào để khắc phục? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Độ tuổi trẻ bắt đầu ăn dặm là khi đủ 6 tháng tuổi. Bên cạnh những bé hợp tác và thích thú trước mỗi bữa ăn thì cũng có rất nhiều bé không chịu thử bất cứ món ăn nào. Tình trạng này kéo dài khiến nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng vì sợ bé bị thiếu chất. Vậy vì sao bé lại không chịu ăn dặm và làm thế nào để khắc phục. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm

Bé không chịu ăn dặm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm:

  • Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm: Thời điểm thích hợp để bé ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi. Trước 6 tháng, bé đã có đủ dưỡng chất từ sữa mẹ nên mẹ không cần cho bé ăn thêm bất cứ thức ăn nào.
  • Khoảng cách bữa ăn chưa hợp lý: Nếu bé được cho uống sữa trước bữa ăn hoặc khoảng cách giữa các cữ ăn quá gần nhau sẽ khiến bé không chịu ăn dặm do cảm thấy no bụng.
  • Món ăn không phù hợp: Thực đơn không phong phú, không bắt mắt khiến bé cảm thấy chán ăn. Bên cạnh đó, thức ăn quá mặn, mùi vị quá nồng sẽ khiến bé không muốn ăn, thậm chí sợ ăn.

Nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm

Nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm

Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng bé không chịu ăn dặm, mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

  • Không nên cai sữa sớm vì điều này sẽ khiến bé thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tâm lý, bé sẽ khó chịu và không có hứng thú với thức ăn.
  • Thường xuyên thay đổi khẩu vị đồ ăn cho bé để giúp bé cảm nhận được nhiều mùi vị khác nhau và cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng cho bé.
  • Lên lịch ăn dặm hợp lý cho bé, lịch ăn quá dày đặc sẽ khiến bé luôn có cảm giác no. Mỗi ngày bé chỉ cần 1 – 2 bữa ăn dặm là đủ.
  • Cung cấp lượng sữa phù hợp. Nếu cho bé uống quá nhiều sữa, bé sẽ không có nhu cầu nạp thêm thức ăn.
  • Tạo không khí ăn uống vui vẻ, thoải mái cho bé để bé hào hứng khám phá thức ăn. Việc dọa nạt, la mắng, dụ dỗ bé sẽ càng khiến bé chán ghét mỗi khi ngồi vào bàn ăn.
  • Cho bé ngồi ăn cùng gia đình để bé cảm thấy hứng thú hơn với các bữa ăn.
  • Rèn luyện thói quen ăn uống tốt cho bé như: Không cho bé ăn vặt trước bữa ăn, mỗi bữa ăn chỉ nên gói gọn trong vòng 30 – 40 phút,…
  • Bố mẹ nên kiên nhẫn và học cách tôn trọng bé. Khi mẹ quá stress với việc ăn uống của bé, tâm trạng này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến con.